10 lời khuyên dinh dưỡng
giúp phòng chống dịch COVID-19
Tính tới đến ngày 24/06/2020 đã có 463.035 số người tử vong, số người nhiễm bệnh lên tới 9.353.735 trên 210 Quốc Gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình dịch bệnh chưa có dấu hiệu bị đẩy lùi, vì những ca mắc mới vẫn luôn xuất hiện với số lượng lớn và thế giới đang đứng trước nguy cơ dịch COVID-19 bùng phát lần 2 với diễn biến phức tạp.Tại Việt Nam, tuy chưa có ca lây nhiễm trong cộng đồng, nhưng hiện vẫn có thêm các ca mắc COVID-19 từ nước ngoài về nước (cộng đồng Việt ở nước ngoài về nước đã được đi cách ly luôn). Do vậy chúng ta vẫn phải luôn ở tư thế sẵn sàng phòng chống dịch mọi lúc mọi nơi.
Dinh dưỡng đóng một vai trò không nhỏ trong việc phòng và điều trị COVID-19. Đây là giải pháp nâng cao miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giải pháp này giúp công tác phòng và điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Dưới đây là 10 lời khuyên dinh dưỡng và khuyến cáo của Bộ Y tế, Tổ chức y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc, hy vọng sẽ giúp mọi người có thể dễ dàng lựa chọn chế độ dinh dưỡng phù hợp và đúng cách nhằm nâng cao sức đề kháng, an toàn chống lại dịch bệnh COVID-19.
1.Ăn đủ 3 bữa mỗi ngày, ăn thêm các bữa phụ để đảm bảo năng lượng và các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần. Với trẻ nhỏ, cần được tiếp tục nuôi bằng sữa mẹ, kết hợp với các bữa ăn bổ sung hợp lý theo hướng dẫn
2.Ăn nhiều hơn các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng, tôm cua, sữa, đậu đỗ khi có thể. Các thực phẩm này cần cho việc duy trì hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể khỏe mạnh.
3.Ăn nhiều rau quả tươi các loại (như rau lá có màu xanh đậm, rau củ quả nhiều màu sắc, quả chín). Rau quả cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng, rất cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng đề kháng chống lại nhiễm khuẩn. Nên đặc biệt chú ý các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A. vì các thực phẩm này giúp cơ thể trẻ tăng cường khả năng miễn dịch và phòng bệnh
4.Không kiêng khem thực phẩm (nếu không có chỉ định của thầy thuốc), cố gắng ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong 1 bữa và trong 1 ngày (cần ăn ít nhất 15 loại thực phẩm mỗi ngày).
5.Hạn chế ăn các thực phẩm có hại cho cơ thể (như thực phẩm ăn liền, thức ăn chế biến sẵn có chứa nhiều mỡ động vật, đường, hoặc nhiều muối; hoặc thực phẩm để quá lâu đã không còn tươi nữa..). Đảm bảo thực ăn phải được nấu chín và tốt nhất là ăn ngay sau khi nấu.
6.Đảm bảo uống đủ lượng nước theo nhu cầu, nhất là trẻ em và người cao tuổi (trung bình 2-2.5 lit, ko dưới 1.5 lit/ngày), nên uống nước ấm nếu có thể. Chú ý không chờ tận lúc khát mới uống, thay vào đó uống thường xuyên mỗi lần một chút cho vừa đủ.
7.Với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già, nếu có điều kiện có thể sử dụng thêm các loại đa vi chất dinh dưỡng như viên đa vi chất cho bà mẹ có thai, bột đa vi chất cho trẻ nhỏ dưới 3 hoăc 5 tuổi, các sản phẩm được làm giầu dinh dưỡng khác với tư vấn của nhân viên y tế
8.Lưu giữ thực phẩm chín và sống trong các dụng cụ chứa khác nhau và ở các vị trí khác nhau ở bếp và tủ lạnh.
9.Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, và sau khi đi vệ sinh; không sờ tay lên mắt, mũi miệng để hạn chế nhiếm mầm bệnh.
10.Duy trì vân động và các hoạt động thể lực có thể tại nhà. Tránh uống rượu bia, hạn chế tụ tập đông người để phòng nhiễm bệnh