Hotline 24/7
028.38 622 699
422 - 424 Đường 3/2 - P.12
Quận 10, TPHCM
Buổi sáng: 7:30 - 11:30
Buổi chiều: 13:30 - 19:00

Bệnh tay – chân – miệng lây lan do tiếp xúc trực tiếp (với các dịch tiết mũi họng, nước bọt); thông qua đường tiêu hoá (do ăn phải thức ăn nhiễm vi rút) hay do tiếp xúc nhà vệ sinh có chứa vi rút gây bệnh. Tỷ lệ biến chứng nặng của bệnh không cao, phần lớn bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau 7-10 ngày, song người mắc bệnh vẫn có thể bị tái nhiễm nhiều lần. Mặc dù bệnh tay –  chân – miệng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ, nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra ở cả người lớn Ở Việt Nam, bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm, trong đó, thời điểm từ tháng 3 – 5 và tháng 9 – 12, số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.

nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (viết tắt là HFMD) là bệnh nhiễm virus cấp tính, gây ra do các loại virus thuộc nhóm đường ruột, gồm có Coxsackie, Echo và các virus đường ruột khác. Trong đó, thường gặp là virus đường ruột type 71 (EV71) và Coxsackie A16. Đặc biệt, virus EV71 có thể gây các biến chứng nặng và gây tử vong.Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt là các trẻ có hệ miễn dịch kém.

1. Triệu chứng nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể dễ dàng lây truyền qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.

Trẻ mắc tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…. Trong 1 – 2 ngày đầu nhiễm bệnh tay chân miệng ở trẻ em sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, các nốt ban này sẽ trở thành bóng nước.

Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Cha mẹ cần đặc biệt chú ý để không bị nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông hoặc cơ quan sinh dục ở trẻ. Bệnh tay chân miệng trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

2. Dấu hiệu trẻ bị bệnh tay chân miệng ở giai đoạn nặng cần nhập viện

Khi thấy trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cần đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để xác định mức độ bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Ngoài ra, cđồng thời với việc theo dõi sát sao khi trẻ bị tay chân miệng cha mẹ cũng cần lưu ý những triệu chứng bệnh tay chân miệng thể nặng dưới đây:

Quấy khóc liên tục kéo dài. Khi bị tay chân miệng, trẻ có thể quấy khóc cả đêm hoặc cứ ngủ từ 15 – 20 phút lại dậy và quấy khóc liên tục. Nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ khóc vì bị đau do các nốt lở loét trong miệng. Nhưng thực tế, đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.

Sốt cao liên tục không hạ. Khi bệnh tay chân miệng trẻ em trở nặng, trẻ có thể sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48h và không tác dụng với thuốc hạ nhiệt paracetamol. Điều này cảnh báo mức độ viêm rất mạnh trong cơ thể trẻ dẫn đến nhiễm độc thần kinh. Khi đó, trẻ cần được 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt có chứa Ibuprofen theo chỉ định của bác sĩ.

Hay giật mình. Đây chính là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm độc thần kinh. Cha mẹ cần chú ý quan sát tần suất trẻ bị giật mình có thường xuyên hay không ngay cả khi trẻ đang chơi đùa.

Nếu thấy trẻ xuất hiện 1 trong 3 triệu chứng trên, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám tại những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời.

3. Biện pháp phòng tránh bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Thường xuyên rửa tay bằng xà bông dưới vòi nước chảy nhất là trước khi cho ăn uống, cho trẻ ăn, chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh và thay tã cho trẻ.

* Ăn uống hợp vệ sinh, ăn chín, uống sôi.

* Đảm bảo các vật dụng ăn uống phải được rửa sạch sẽ, tốt nhất nên ngâm bằng nước sôi trước khi sử dụng.

* Đảm bảo nguồn nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày.

* Không nhai, mớm thức ăn cho trẻ.

* Không để trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm đồ chơi.

* Không để trẻ dùng chung khăn tay, khăn giấy, các vật dụng ăn uống như cốc, chén, thìa, đĩa, bát, đồ chơi…

* Thường xuyên vệ sinh bề mặt các vật dụng tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, đồ chơi, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa, sàn nhà, mặt bàn/ghế…bằng các chất tẩy rửa thông thường.

* Cách ly trẻ với những người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ bị tay chân miệng.

* Trong 10 – 14 ngày đầu khi nhiễm bệnh tay chân miệng, cha mẹ cần cách ly trẻ tại nhà, không để trẻ đến trường học hay những nơi đông người.

BỆNH TAY CHÂN MIÊNG Ở NGƯỜI LỚN NHƯ THẾ NÀO?

Dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở người lớn cũng tương tự với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, bệnh tay chân miệng ở người lớn có thể biến chuyển nặng hơn.

Triệu chứng bệnh tay chân miệng ở người lớn

Bệnh tay chân miệng ở người lớn và trẻ em thường bao gồm những dấu hiệu đầu tiên như sau:

Nóng sốt (trên 38°C)

Đau họng

Ăn không ngon, biến ăn

Đau bụng

Thời kỳ ủ bệnh thường thấy (từ khi nhiễm bệnh cho đến khi bắt đầu có triệu chứng) là 3-7 ngày).

Các dấu hiệu khác sẽ xuất hiện trên tay, chân và miệng người bệnh bao gồm:

Loét miệng – những đốm đỏ phát triển bên trong vết nhiệt miệng màu vàng.

Đốm đỏ và mụn nước – các nốt đỏ xuất hiện trên ngón tay, ngón chân, bàn tay và bàn chân rồi phát triển thành những mụn nước có vòng tròn màu xám.

Người nhiễm bệnh có khả năng lây bệnh cho người khác trong thời kỳ ủ bệnh. Tuy nhiên, bệnh thường lây lan mạnh trong khoảng thời gian 5 ngày sau khi phát bệnh.

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ĐÃ CÓ VACXIN PHÒNG BỆNH HAY THUỐC ĐIỀU TRỊ ĐẶC HIỆU?

Theo các chuyên gia y học dự phòng, hiện nay bệnh tay chân miệng chưa không có vắc xin dự phòng hoặc thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, các biện pháp phòng bệnh vẫn được xem là cơ bản và việc điều trị chủ yếu triệu chứng và các biện pháp nhằm duy trì chức năng sống đối với các trường hợp nặng, đặc biệt có dấu hiệu suy tuần hoàn, hô hấp.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ PHÒNG TRÁNH BỆNH TAY CHÂN MIỆNG ?

Phương pháp tối ưu nhất để giảm thiểu mầm vi khuẩn gây bệnh là giữ gìn vệ sinh nhà cửa và vệ sinh cá nhân với các sản phẩm diệt khuẩn hiệu quả.

– Sau khi hắt hơi hay ho, vứt khăn giấy vừa sử dụng vào sọt rác càng sớm càng tốt.

– Rửa tay thường xuyên và đúng cách bằng nước ấm và xà phòng.

– Không dùng chung ly, chén, dao kéo, quần áo hoặc khăn tắm với người khác.

– Lau dọn nhà vệ sinh thường xuyên và diệt khuẩn hiệu quả với nước tẩy.

– Khử trùng các bề mặt và vật bị nhiễm khuẩn bằng chất tẩy rửa gia dụng.

– Dùng nước nóng để giặt riêng quần áo và ga trải giường bị nhiễm khuẩn.

  Minh Tâm (tổng hợp)

028.38 622 699